Bí Quyết Phòng Dịch Corona Cho Cư Dân Ở Chung Cư
Sau thông tin về ca nhiễm Corona thứ 17 tại Việt Nam, dư luận vô cùng hoang mang, lo sợ. Điều đặc biệt là bệnh nhân này đang sinh sống tại một khu chung cư lớn nhất Hà Nội – nơi rất dễ lây bệnh cho cộng đồng.
Được xếp vào những nơi có nguy cơ cao lây nhiễm nếu dịch bệnh xuất hiện, việc phòng dịch ở khu chung cư và tòa nhà cao tầng là vô cùng quan trọng. Sau đây là một số thông tin hữu ích để chủ động phòng tránh dịch cho cư dân ở chung cư, kể cả các cư dân khác cũng hoàn toàn có thể áp dụng.
THÔNG TIN ÍT NGƯỜI BIẾT VỀ VIRUS CORONA
Thông tin từ một chuyên gia y tế tại tâm dịch Vũ Hán – người có bằng cao học, đến từ Quảng Đông, Trung Quốc:
1. Nếu bạn bị sổ mũi, có đờm, dãi – Bạn bị bệnh cảm thông thường.
2. Coronavirus viêm phổi chỉ ho khan, không có sổ mũi
3. Con virus này không chịu nổi nhiệt độ cao, rất dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ vào khoảng 26/27 Celcius.
4. Nếu có ai đó hắt xì, nó sẽ bay khoảng 10 feet (3m) trước khi rơi xuống đất và không còn tồn tại trong không gian.
5. Nếu nó rơi trên bề mặt kim loại, nó có thể sống ít nhất khoảng 12 giờ – Vì vậy, nếu bạn chạm vào loại bề mặt này, rửa tay ngay với xà phòng.
6. Trên vải, chúng sống khoảng 6-12 giờ, loại xà phòng giặt thông thường đủ để giết chúng.
7. Uống nước nóng hiệu quả trị mọi viruses. Đừng uống nước bỏ đá vào .
8. Rửa tay bạn thường xuyên, vì chúng chỉ có thể sống trên tay bạn khoảng 5-10 phút – Tuy nhiên, có nhiều chuyện xảy ra trong khoảng thời gian này – bạn có thể giụi mắt, móc mũi mà không để ý.
9. Cũng nên súc miệng để ngăn ngừa – Chỉ một dung dịch muối thông thường với nước ấm là đủ.
10. Cực kỳ quan trọng: uống thật nhiều nước !
Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân và cộng đồng thực hiện tốt các biện pháp sau:
– Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
– Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi.
– Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.
– Hạn chế tiếp xúc gần với các trang trại nuôi động vật hoặc động vật hoang dã.
– Những người trở về từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hoặc có tiếp xúc gần với người mắc bệnh viêm phổi tại thành phố Vũ Hán trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
Cư dân cũng cần hiểu rõ triệu chứng của Corona mới có thể hạn chế dịch tối đa.
TRIỆU CHỨNG CỦA CORONA
1. Chúng nhiễm cổ họng trước, vì vậy bạn sẽ đau cổ họng khoảng 3, 4 ngày.
2. Chúng sau đó sẽ hòa vào nước mũi, rồi tới khí quản, và phổi, gây viêm phổi – Mất thêm 5, 6 ngày nữa.
3. Khi viêm phổi xảy ra, sẽ kèm theo sốt cao và khó thở.
4. Nghẽn khí quản với coronavirus không giống loại thường. Bạn có cảm giác như đang bị chết đuối. Hãy đi bác sĩ lập tức.
Giải thích rõ hơn về từng triệu chứng như sau:
Dấu hiệu đầu tiên: Khó thở
Triệu chứng rõ nét và nguy hiểm nhất gây ra bởi virus corona là khó thở như: bị ngạt mũi và cảm giác nghẹn ở họng và lồng ngực.
Lý do là do hội chứng suy hô hấp cấp tính hoặc thậm chí suy hô hấp trong một thời gian ngắn, đây cũng là nguyên nhân chính gây tử vong do virus corona.
Dấu hiệu thứ hai: Ho nhiều
Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp hoặc cảm cúm thông thường cũng có thể thường gây đau họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, khàn giọng,…
Nhưng nếu uống thuốc hoặc điều trị tại nhà không đỡ, cùng triệu chứng khó thở thì có thể tổn thương đã lan đến phế quản và bên dưới.
Dấu hiệu thứ ba: Sốt
Triệu chứng nguy hiểm thứ ba cũng là tín hiệu đầu tiên cho thấy bạn mắc virus corona là sốt. Mức độ sốt ở nhiều người nhiễm bệnh có thể khác nhau như nhiệt độ tăng cao hoặc sốt nhẹ.
Khi có những triệu chứng nhiểm bệnh trên, bạn cần có kiến thức về việc chủ động cách ly để đảm bảo an toàn cho người thân và cộng đồng.
HƯỚNG DẪN CÁCH LY CHO CƯ DÂN Ở CHUNG CƯ KHI NGHI NGỜ NHIỄM BỆNH
Đương nhiên, việc đầu tiên phải làm khi nghi ngờ nhiễm bệnh là yêu cầu được xét nghiệm, thăm khám từ các cơ quan y tế. Tuy nhiên, nếu chưa thể thăm khám ngay lập tức, cần chủ động cách ly tại nhà theo hướng dẫn sau:
Người được cách ly
a) Chấp hành việc tự cách ly tại nhà, nơi lưu trú đúng thời gian quy định, tốt nhất cách ly ở một phòng riêng. Trong trường hợp gia đình, nơi lưu trú không có phòng riêng thì giường ngủ của người được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác trong gia đình ít nhất 2 mét.
b) Phòng cách ly nên đảm bảo thông thoáng khí, thường xuyên được vệ sinh, hạn chế các đồ đạc vật dụng trong phòng, nơi cách ly.
c) Tự đo nhiệt độ cơ thể ít nhất 2 lần (sáng, chiều) một ngày; ghi chép kết quả đo và tình trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khoẻ hàng ngày.
d) Hàng ngày hạn chế ra khỏi phòng riêng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người trong gia đình, nơi lưu trú cũng như những người khác; tự theo dõi sức khỏe; thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác.
đ) Hàng ngày thông báo cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi 2 lần sáng, chiều về kết quả đo nhiệt độ và tình hình sức khỏe của bản thân.
e) Thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, khó thở.
g) Không được tự động rời khỏi nhà, nơi lưu trú.
h) Người được cách ly phải thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng và để gọn vào góc phòng của người được cách ly.
i) Không ăn chung cùng với những người khác trong gia đình, nơi lưu trú.
Thành viên trong hộ gia đình, người làm việc, quản lý nơi lưu trú của người được cách ly
a) Hàng ngày hạn chế tiếp xúc với người được cách ly, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi cần tiếp xúc.
b) Hàng ngày lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở gia đình, nơi lưu trú bằng xà phòng hoặc các chất khử trùng hoặc chất tẩy rửa thông thường.
c) Giúp đỡ, động viên, chia sẻ với người được cách ly trong suốt thời gian cách ly.
d) Thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi khi người được cách ly có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, khó thở.
đ) Hỗ trợ phương tiện vệ sinh, xà phòng, dung dịch sát khuẩn, khẩu trang cho người được cách ly, nếu có yêu cầu.
g) Không tổ chức hoạt động đông người tại gia đình, nơi lưu trú.
Bên cạnh đó, chính Ban quản lý chung cư phải thực hiện hàng loạt biện pháp an toàn dưới đây để phòng tránh triệt để đại dịch này:
BAN QUẢN LÝ CHUNG CƯ THỰC HIỆN PHÒNG DỊCH CORONA
Tích cực tuyên truyền
Để phòng dịch 2019-nCoV, việc đầu tiên Ban Quản lý chung cư cần làm là tích cực tuyên truyền cho cộng đồng cư dân được biết về tốc độ lây lan nhanh,sự nguy hiểm của dịch bệnh và các biện pháp phòng trách.

Một chung cư ở TP.HCM dán các thông báo và đặt nước sát khuẩn ở cửa thang máy
Ban quản lý tòa nhà có thể phát loa thông báo liên tục về tình hình dịch bệnh, dán thông báo tuyên truyền, thông báo hướng dẫn đeo khẩu trang – hướng dẫn rửa tay đúng cách tại sảnh lễ tân, khu vực chờ thang máy. Kêu gọi người dân nên thường xuyên rửa tay với dung dịch sát khuẩn, nhất là sau khi chạm vào tay nắm cửa, thang máy; giữ nhà cửa sạch sẽ, thường xuyên lau nhà bằng dung dịch sát khuẩn; mở cửa ra vào, cửa sổ cho nhà cửa thông thoáng; không nên bật điều hòa dưới nhiệt độ 25 độ C để hạn chế sự tồn tại của virus corona.
Và các thông báo khác như: cư dân hãy thường xuyên đeo khẩu trang khi ra ngoài; yêu cầu cư dân/khách hạn chế nói chuyện, ho hoặc khạc nhổ khi đi thang máy để đảm bảo vệ sinh chung…
Bên cạnh đó, Ban quản lý chung cư hãy kêu gọi cư dân thông báo ngay với Ban Quản lý khi phát hiện các trường hợp cư dân, người thuê nhà là người Trung Quốc; những người trở về từ các vùng dịch của Trung Quốc nhằm kịp thời thực hiện các biện pháp theo dõi, cách ly.
Vệ sinh – Phun thuốc chống dịch
Bí quyết phòng dịch Corona tiếp theo ở chung cư chính là tiến hành tổng vệ sinh, khử trùng tại khu vực hành lang, thang máy, nhà để xe hàng ngày. Tốt nhất, nên sử dụng nước tẩy javel khi vệ sinh tại các khu vực công cộng của chung cư ngày 2 lần. Lau chùi nút thang máy và nút bấm mở cửa căn hộ bằng nước sát khuẩn 2 giờ/lần. Ở khu vực bể bơi, có thể tăng nồng độ Clo trong bể bơi và triển khai phun Cloradin B định kỳ tại nhiều khu vực.
Ngoài ra, Ban quản lý cần bố trí dung dịch sát khuẩn tại các sảnh lễ tân, cửa thang máy để cư dân thực hiện việc sát khuẩn trước khi ra, vào chung cư. Yêu cầu nhân viên vệ sinh tòa nhà thường xuyên khử khuẩn nút bấm thang máy.

Thường xuyên đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà
Tăng cường kiểm soát – quản lý con người
Đây là việc quan trọng không thể thiếu trong chiến dịch phòng dịch Corona cho cư dân ở chung cư. Mỗi tòa nhà cần có đội bảo vệ túc trực 24/24, mỗi tầng căn hộ cần có nhóm nhân sự nhắc nhở cư dân đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, bỏ khẩu trang đã dùng vào thùng có nắp kín nhằm quản lý hiệu quả người ra vào chung cư.
Xử lý cẩn thận khẩu trang đã qua sử dụng
Đeo khẩu trang là việc quan trọng để chống dịch Corona đối với cư dân ở chung cư nhưng xử lý cẩn thận khẩu trang đã qua sử dụng cũng quan trọng không kém.
Ban quản lý tòa nhà nên hướng dẫn người dân thật chi tiết về cách xử lý khẩu trang đã qua sử dụng. Theo đó, tất cả các khẩu trang đã sử dụng sẽ được cho vào túi nilon buộc chặt và cho vào thùng rác nắp kín. Nếu cẩn thận hơn, cư dân có thể cho cồn 70 độ đổ để diệt khuẩn khẩu trang trước khi bỏ vào thùng rác.
Theo ghi nhận của chúng tôi, trong thời điểm này, hầu hết các chung cư, khu đô thị tại TP.HCM đều thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch Corona. Bên cạnh các biện pháp khuyến cáo, các doanh nghiệp cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến việc phòng chống lây nhiễm bệnh của cư dân với hy vọng nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh.